Phần 2 Tiếng hát Văn Cao, phức cảm lưu lạc và hội tụ: Những biểu tượng trữ tình thuở ban đầu

(VOV5) - Trong các sáng tác của Văn Cao, số lượng ca khúc lãng mạn không nhiều, chỉ có 7 bài  nhưng rất dễ nhận diện một phong cách khác biệt với các ca khúc cùng thời.
Cho đến trước khi được những người cán bộ Việt Minh giao nhiệm vụ và được chu cấp, Văn Cao vẫn là một nghệ sĩ lang thang, mang nét tương đồng với các nghệ sĩ underground tìm kiếm cơ hội sáng tạo ở các đô thành lớn trên thế giới.
Tân nhạc với tư cách một loại hình nghệ thuật mới, vào thời kỳ này vẫn chiếm vai trò khá khiêm tốn trong khung cảnh văn hóa địa chúng, vì thế những ca khúc của Văn Cao dễ hiểu giống như những thể nghiệm của tuổi trẻ hơn là một hình thức chuyên môn nhà nghề. Tính chất của “cuộc sống lang thang” dường như đã để lại những dấu ấn trong những bài hát này.
Nghe âm thanh phần 2 tại đây:
 
Phần 2 Tiếng hát Văn Cao, phức cảm lưu lạc và hội tụ: Những biểu tượng trữ tình thuở ban đầu - ảnh 1Ảnh chụp lại những bức tranh của Văn Cao.

... "Những bài thơ đầu tiên của Văn Cao dường như không dành cho Hải Phòng mà là những nơi chốn tha hương “Ai về Kinh Bắc” hay “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, còn những bài hát lãng mạn ngoại trừ một đôi nét tự sự chấm phá về khung cảnh nơi sinh sống trong Bến xuân (1943) – “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước” hay “Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân” được cho là cảnh bến sông ở Hải Phòng, song khung cảnh thực nếu có được sử dụng cũng ở dạng mang tính biểu tượng trữ tình. Các bài hát khác dường như đều có bối cảnh thoát ly: Suối mơ hay Bài thơ bên suối (1943) là cảnh một khu “rừng thu vắng”, nhiều vẻ thần tiên, Cung đàn xưa (1942), Trương Chi (1942) hay Thiên Thai (1941) đều đặt khung cảnh mang tính cổ xưa hoặc truyền thuyết..."

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác